P. Giáo sư Trần Ngọc Sơn - ĐIỀU TRỊ LỖ TIỂU THẤP

Lỗ tiểu thấp là dị tật thường gặp ở trẻ em trai (tỉ lệ 1/300). Bệnh có thể gây khó khăn trong sinh hoạt tình dục cũng như gây vô sinh về sau, chính vì vậy bệnh cần được phát hiện và phẫu thuật sớm.

1.   Lỗ tiểu thấp là gì?

Lỗ tiểu thấp (lỗ tiểu đóng thấp) là lỗ tiểu nằm thấp so với vị trí bình thường ở đỉnh quy đầu (Hình 1). Vị trí lỗ tiểu càng xa đỉnh quy đầu thì bệnh càng nặng, phẫu thuật càng khó khăn.

Lỗ tiểu thấp là một dị tật thường gặp ở trẻ trai (tỉ lệ 1/300).

Hình 1: lỗ tiểu bình thường (A), lỗ tiểu thấp (B)

2. Những biểu hiện của lỗ tiểu thấp

Lỗ tiểu nằm thấp so với vị trí bình thường ở đỉnh quy đầu (Hình 2). Lỗ tiểu thấp làm cho trẻ khi đái tia nước tiểu không thẳng về phía trước mà thường lệch xuống phía dưới chân hoặc ra phía sau.

Phân loại lỗ tiểu thấp dựa vào vị trí lỗ tiểu sau khi đã sửa cho dương vật thẳng gồm 3 thể: thể trước (thể nhẹ) chiếm khoảng 50%, thể giữa (thể trung bình) chiếm khoảng 20% và thể sau (thể nặng) chiếm khoảng 30% (Hình 2).

Dương vật bị cong 

Da quy đầu thừa ở mặt lưng nhưng lại thiếu da ở mặt bụng 

Lỗ tiểu thấp hay đi kèm theo một số bệnh cũng ở bộ sinh dục như tinh hoàn ẩn, thoát vị bẹn. Ngoài ra lỗ tiểu thấp thể nặng (lỗ tiểu nằm ở gần bìu) thì có thể kèm theo dị tật dương vật nằm thấp so với bìu (chuyển vị dương vật bìu), bìu chẻ đôi. Trong một số trường hợp đây còn là một biểu hiện của rối loạn phát triển giới tính (intersex).

4.   Tật lỗ tiểu thấp gây ảnh hưởng như thế nào?

Tật lỗ tiểu thấp không gây ra khó tiểu nhưng đường dẫn nước tiểu (niệu đạo) có thể phát triển kém. Khi lỗ tiểu thấp thể nặng bé trai phải ngồi tiểu như phụ nữ. Vì vậy mức độ ảnh hưởng nặng hay nhẹ dựa trên vị trí lỗ tiểu.

Đối với tật cong dương vật nếu không điều trị thì về sau ở tuổi trưởng thành gây khó khăn trong giao hợp. Những trường hợp cong nặng cần phẫu thuật nhiều lần để chỉnh sửa.

Trong lỗ tiểu thấp vị trí lỗ tiểu bất thừng kết hợp với cong dương vật có thể dẫn tới vô sinh về sau.

5.  Lứa tuổi thích hợp để chỉnh sửa dị tật lỗ tiểu thấp:

Lứa tuổi phẫu thuật thích hợp nhất là từ 6 tháng tuổi cho đến trước 18 tháng. Nên mổ trước 18 tháng tuổi vì đứa trẻ khi lớn lên sẽ không nhớ những gì xảy ra trước lứa tuổi này, như vậy sẽ tránh mặc cảm cho bé trai về sau. Ngoài ra trong lứa tuổi này phẫu thuật cũng có tỷ lệ thành công tốt hơn so với mổ trễ. Đối với những trường hợp đặc biệt như dương vật nhỏ thì bé trai được mổ trễ hơn. Việc quyết định thời điểm phẫu thuật ở những trường hợp này là do bác sĩ chuyên khoa.

6.  Phẫu thuật chỉnh sửa được thực hiện như thế nào?

Phẫu thuật điều trị lỗ trị lỗ tiểu thấp là cần thiết nhằm dưa lỗ tiểu về vị trí ở đỉnh quy đầu và tạo hình dáng thẳng cho dương vật, giúp bé trai không mặc cảm khi lớn lên và quan trọng nhất là nếu lỗ tiểu ở vị trí bình thường thì khả năng có con cao hơn khi lập gia đình sau này.

Phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh được thực hiện tùy theo mức độ nặng nhẹ của dị tật. Đa số các trường hợp là chỉ cần phẫu thuật chỉnh sửa trong một lần mổ. Những trường hợp nặng (lỗ tiểu lệch về phía bìu kèm theo cong dương vật) cần đến 2 lần mổ.

Phẫu thuật lỗ tiểu thấp là phẫu thuật tạo hình khó nên có thể xảy ra biến chứng như rò, hẹp niệu đạo (đường tiểu), túi thừa niệu đạo... sau mổ. Rò niệu đạo hay gặp nhất (10 -20%), trong đó ngoài lỗ tiểu ở đỉnh quy đầu còn thêm một lỗ tiểu khác ở bụng dương vật, hay gặp ở vị trí lỗ tiểu cũ.  Khi có rò xảy ra, cần chờ 6 tháng sau mổ lại để vá lỗ rò.

Thời gian nằm viện: tùy theo bệnh thuộc dạng nhẹ hay nặng mà thời gian nằm viện dài hay ngắn, dạng nhẹ từ 5-7 ngày, dạng nặng 12-14 ngày.

Trẻ cần được tái khám định kỳ theo hẹn của bác sỹ, thời gian khám lại tuỳ thuộc vào thể bệnh, phương pháo phẫu thuật của từng trường hợp cụ thể.

P. Giáo sư. TS. Trần Ngọc Sơn  là chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong điều trị dị tật Lỗ tiểu thấp ở trẻ em. Để được tư vấn về bệnh vui lòng liên hệ Hotline 0974184568 hoặc cho trẻ đến khám PGS Sơn tại Trung tâm kỹ thuật cao bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội. 

PGS. TS. Trần Ngọc Sơn
Trưởng khoa Phẫu thuật nhi BV Xanh Pôn