Hội chứng Chilaiditi

Hội chứng Chilaiditi

Hội chứng Chilaiditi là một trường hợp đau bụng hiếm gặp, xảy ra khi một đoạn ruột thường là đại tràng ngang nằm kẹt giữa cơ hoành và gan. Nếu tình trạng này không gây ra triệu chứng lâm sàng thì được gọi là dấu hiệu Chilaiditi. Hội chứng được mô tả đầu tiên vào năm 1910 bởi một bác sỹ X quang người Hy Lạp tên Dimítrios Chilaiditi (1883) khi ông mô tả X quang của 3 trường hợp không có triệu chứng lâm sàng

Đại tràng ngang nằm kẹt giữa cơ hoành và gan

1 – Dịch tễ

Được phát hiện khi chụp X quang bụng đứng hay ngực thẳng với tỉ lệ khoảng 0,025 – 0,28%, trên CT bụng khoảng 1,18 – 2,4%, thường gặp ở người lớn tuy nhiên vẫn có thể gặp ở trẻ em. Nam bị nhiều 4  lần nữ. Tình trạng này thường nhầm với hơi tự do trong ổ bụng trong thủng tạng rỗng dễ dẫn đến can thiệp ngoại không không cần thiết. Cần nhận ra dấu hiệu Chilaiditi để tránh chọc thủng đại tràng khi nội soi đại tràng chọc dò hay sinh thiết gan qua da. Siêu âm khi chọc dò gan qua da làm giảm nguy cơ này. Hayato Nakagawa và cs (2006) nhận thấy dấu hiệu Chilaiditi xuất hiện nhiều trong bệnh nhân xơ gan không báng bụng hơn trong người bình thường. K. Vessal và cs (1976) với phim phổi cho biết bệnh nhân xơ gan có dấu Chilaiditi khoảng 22% (17/76 ca). Chẩn đoán phân biệt dấu hiệu Chilaiditi trên siêu âm bao gồm tràn khí phúc mạc, áp-xe dưới hoành và thoát vị hoành. 

2 – Nguyên nhân:

Ở người bình thường, các dây chằng treo gan, mạc treo đại tràng, gan, và dây chằng liềm nằm gần nhau tạo nên không gian hạn chế xung quanh gan và ngăn đại tràng xen giữa. Khi khoảng cách này rộng ra bệnh nhân dễ bị hội chứng Chilaiditi. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên có thể hay xảy ra ở các bệnh nhân có các bệnh lý mắc phải hay bẩm sinh về:

Cơ hoành:
–    Thoái hóa cơ hoành

–    Tổn thương thần kinh cơ hoành

Gan:

–    Sa gan

–    Xơ gan

–    Teo thùy phải của gan

–    Dây chằng treo gan bị lỏng lẽo hoặc giãn

Đại tràng:

–    Đại tràng dài, di động

–    Mạc treo dài

–    Dây chằng treo đại tràng ngắn, hoặc ít giãn

–    Sự xoay bất thường của đại tràng

Các nguyên nhân khác như cổ trướng, béo phì, có thai, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính 

Trên người khỏe mạnh, hội chứng Chilaiditi hiếm khi có triệu chứng và thường chỉ phát hiện tình cờ khi chụp X quang

 

 Dấu hiệu Chilaiditi trên phim X quang ngực thẳng

3 – Triệu chứng lâm sàng

Các triệu chứng lâm sàng có thể gặp:

–    Đau bụng

–    Buồn nôn, nôn

–    Bụng căng chướng

–    Táo bón

–    Khó thở

–    Suy hô hấp

–    Loạn nhịp tim

4 – Biến chứng:

–    Xoắn ruột

–    Tắc ruột

–    Thoát vị dưới cơ hoành của đại tràng (subphrenic displacement of the colon)

–    Hội chứng xen kẽ dưới cơ hoành (subphrenic interposition syndrome).

5 – Chẩn đoán phân biệt

–    Tràn khí phúc mạc

–    Thoát vị hoành

–    Chướng hơi ruột

–    Áp xe dưới hoành

–    Nang nước

–    Tổn thương sau gan

–    Khối sau phúc mạc

6 – Điều trị

Dấu hiệu Chilaiditi không cần điều trị

Tuy nhiên, điều trị đôi khi được yêu cầu trong trường hợp có triệu chứng, chẳng hạn như đau bụng, táo bón, nôn mửa, suy hô hấp, biếng ăn,  hoặc tắc nghẽn. Các trường hợp đó được gọi là hội chứng Chilaiditi và không phải của dấu hiệu Chilaiditi. Việc điều trị hội chứng Chilaiditi thường là không phẫu thuật và bao gồm nghỉ ngơi tại giường, bổ sung chất lỏng, giải nén thông mũi dạ dày, thụt, thuốc tẩy, chế độ ăn uống nhiều chất xơ, và làm mềm phân.  Dấu hiệu của Chilaiditi được gắn với volvulus tràng,  khó chịu ở bụng nhẹ đến tắc ruột liên tục đòi hỏi phải can thiệp phẫu thuật. Phẫu thuật điều trị, chẳng hạn như thủ thuật cắt bỏ ruột kết, cố định ruột, và cố định gan, cũng có thể được yêu cầu trong trường hợp hiếm hoi.
 

Khoa phẫu thuật nhi BV Xanh Pôn